top of page
Đăng ký ngay

Đã đăng ký thành công!

lydiamusicacademy

Mối tương quan giữa cảm xúc và âm nhạc

Đã cập nhật: 5 thg 8, 2022

Âm nhạc vốn đã hiện hữu trong cuộc sống của ta đã từ rất lâu. Âm nhạc luôn ở quanh ta kể cả những dịp mừng vui cũng như những ngày chán chường mệt mỏi. Chắc chắn trong mỗi chúng ta đều đã có một lần cảm nhận được sự đồng điệu với một bản nhạc như thể bài hát được viết riêng dành tặng cho ta.

Là một sản phẩm thể hiện sự phát triển bậc cao của con người, rất khó để phân định rõ, âm nhạc hoàn toàn là một thông điệp rõ ràng của người sáng tác hay nó đơn thuần là một môi trường để từng người nghe tạo ra cảm xúc độc nhất của mình. Nhưng một điều có lẽ chúng ta đều đồng thuận, chính là ta có thể “cảm nhận” được âm nhạc. Bài viết này giới thiệu những yếu tố nội tại của âm nhạc đã góp phần chạm đến trái tim của người nghe.


Cùng lắng nghe bản nhạc thương hiệu Lydia bản gốc trước khi cùng đi vào các ví dụ nhé.

Lydia original jingle

TEMPO - NHỊP ĐỘ

Tốc độ hay nhịp độ của bản nhạc ảnh hưởng đến cảm nhận của ta về âm nhạc, đơn giản vì từng phần tử trong cơ thể ta luôn hoạt động theo nhịp độ. Khi nghe nhạc, cơ thể ta có xu hướng đồng bộ hoá với nhịp độ của bản nhạc. Do đó, những bản nhạc nhịp độ nhanh thường mang đến cảm giác vui tươi hay giận dữ và ngược lại, sự buồn hay điềm tĩnh là thường được cảm nhận ở tác phẩm có nhịp độ chậm.



Orginal lydia – Tempo changed lydia

MODE - ĐIỆU THỨC

Điệu thức hay thang âm được sử dụng trong tác phẩm là tập hợp các cao độ thường đi cùng nhau, dù là vang lên cùng lúc hay là nối tiếp nhau. Hai thang âm phổ biến: Ionian (trưởng) và Aeolian (thứ) thường được xem là lần lượt mang đến cảm giác tươi sáng và u tối. Một trong những cách thể hiện sự chuyển biến cảm xúc trong tác phẩm là thay đổi điệu thức ở một khu vực nhất định trong bài.


Original lydia – mode changed lydia

LOUDNESS - CƯỜNG ĐỘ

Độ lớn là một yếu tố tác động lên sự cảm thụ của con người với âm nhạc, từ đó dẫn đến tác động lên cảm xúc mà ta cảm nhận từ tác phẩm đó. Một tác phẩm được truyền tải ở cường độ đủ lớn sẽ cho người nghe cảm giác năng lượng, hoặc sự giận dữ. Điều này không chỉ đúng ở tổng thể tác phẩm mà còn đúng với từng phần nhỏ của tác phẩm. Khi độ lớn giữa các phần cấu thành có sự xáo trộn, những thông điệp ẩn mà tác phẩm truyền tải sẽ trở nên rõ hơn đối với người nghe, từ đó đem đến một trải nghiệm hoàn toàn khác.



Original lydia – Loudness changed lydia

MELODY – GIAI ĐIỆU

Là thông điệp chính của tác phẩm, giai điệu chính là điều đầu tiên chúng ta cảm nhận được. Câu nhạc hoặc tiết nhạc có giai điệu đi lên thường mang lại cảm giác tươi sáng hơn giai điệu đi xuống. Ngoài ra, cách giai điệu được kết hợp với các âm thanh khác trong điệu thức cũng tạo các cảm giác khác nhau. Nhiều quãng nghịch đi cùng nhau trong một khoảng thời gian tương đối thường mang lại cảm giác bất an, giận dữ. Trái lại, sự êm ả, hạnh phúc, vui tươi thường là trải nghiệm của người nghe khi tiếp xúc với nhiều quãng thuận kết hợp với nhau.



Original lydia – melody changed lydia

RHYTHM - TIẾT TẤU

Với giai điệu, điệu thức, giai điệu là những yếu tố về cao độ, thời điểm mà các cao độ này vang lên - tức tiết tấu – cũng đóng góp vào cảm giác mà âm nhạc mang lại. Những tác phẩm mang tiết tấu ổn định thường mang lại cảm giác yên bình, khi tiết tấu trở nên bất thường hay thay đổi quá nhanh sẽ mang đến sự tò mò hoặc sự bất an.

Bản thân tác phẩm âm nhạc luôn mang trong mình những thành tố để đem lại cảm xúc cho người nghe. Dù là ở vai trò của những người làm nhạc, chơi nhạc, hay nghe nhạc, hiểu rõ bản chất của ngôn ngữ toàn cầu này đều sẽ giúp chúng ta trân trọng chúng một cách sâu sắc hơn.



Original lydia – Rhythm changed lydia


Qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về công dụng của các yếu tố trong âm nhạc tạo nên cảm xúc chưa? Để tìm hiểu thêm về chương trình sáng tác, liên hệ ngay Lydia để được tư vấn miễn phí.

263 lượt xem

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page