top of page
Đăng ký ngay

Đã đăng ký thành công!

lydiamusicacademy

ABRSM và LCM nên chọn giáo trình nào?

Đã cập nhật: 16 thg 5, 2022

Để ghi dấu cho con đường học vấn âm nhạc của mình được rõ ràng hơn, các bạn có thể tham khảo một trong 2 giáo trình sau đây: ABRSM và LCM. Học theo giáo trình là một cách đơn giản để theo dõi được sự tiến bộ của bản thân và tăng cao động lực học tập, ngày càng hoàn thiện bản thân. Hơn thế nữa, trình độ của các bạn sẽ được đánh giá và công nhận thông qua các kỳ thi chứng chỉ cũng như khi học Anh văn có các chứng chỉ quốc tế TOEIC, IELTS, TOEFL,..



Cùng Lydia Music Academy tìm hiểu sơ lược về hai giáo trình ABRSM và LCM để bạn có thể lựa chọn được con đường phù hợp nhất.


1. Giáo trình ABRSM

ABRSM là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Associated Board of the Royal Schools of Music” (Tạm dịch là “Hiệp hội các trường học m nhạc Hoàng Gia”). Các trường học m nhạc Hoàng Gia gồm: Royal Academy of Music, Royal College of Music, Royal Northern College of Music và Royal Conservatoire of Scotland. Mỗi năm có hơn 650,000 thí sinh tham gia kỳ thi tại hơn 90 quốc gia khác nhau. Điều này khiến cho ABRSM là một trong những kỳ thi có quốc tế có quy mô lớn nhất tại Anh và cũng như được ưa chuộng hàng đầu tại Việt Nam.

Giáo trình ABRSM đòi hỏi ở người học nhiều kỹ năng về lý thuyết lẫn nhạc cụ và được chia thành 8 trình độ theo độ khó tăng dần để người học có thể lần lượt chinh phục. Một số giáo trình ABRSM được quan tâm phổ biến ở Việt Nam đó là: Lý thuyết âm nhạc, Thanh Nhạc, Biểu diễn nhạc cụ (Piano, Violin, Trumpet, Clarinet,...).


Giáo trình ABRSM

  • Cấu trúc bài thi

Cấu trúc bài thi thực hành biểu diễn nhạc cụ gồm có 4 phần chính: Biểu diễn tác phẩm, Kỹ thuật (Scales, Arpeggios, Broken Chords,...), Thị tấu và Kỹ năng nghe. Tổng điểm của bài thi là 150. Tùy vào số điểm đạt được mà thí sinh được xếp loại như sau:

​Điểm đạt được

Xếp loại

0 - 99

Fail (Chưa đạt)

100 - 119

Pass (Đạt)

120 - 129

Merit (Giỏi)

130 - 150

Distinction (Xuất sắc)

  • Nội dung thi

Có một điều mà rất nhiều học viên được “truyền tai” nhau đó là học giáo trình ABRSM thì chỉ học âm nhạc cổ điển, nhưng sự thật không hoàn toàn như vậy. Trong phần biểu diễn tác phẩm, mỗi trình độ sẽ gồm có 3 danh sách tác phẩm (A, B, C), mỗi danh sách gồm 3 tác phẩm khác nhau để học viên lựa chọn. Vào ngày thi, học viên sẽ lựa chọn thi 1 bài trong mỗi danh sách (tổng sẽ là 3 bài). Điều thú vị về các tác phẩm này đó là chúng được sắp xếp theo thời kỳ và tính chất âm nhạc. Theo đó, trong danh sách A thường là những tác phẩm được viết trong thời kì Tiền Cổ Điển và Cổ Điển (hoặc mang màu sắc của âm nhạc thời kì này), danh sách B thường tập hợp các tác phẩm thời kỳ Lãng Mạn thế kỷ XIX (hoặc các tác phẩm được viết sau này nhưng có tính chất âm nhạc gần gũi với thời kì này), và danh sách C thường gồm các tác phẩm thuộc về cuối thế kỉ XIX cho đến thế kỉ XX và cả âm nhạc đương đại.

Như vậy, việc học theo giáo trình ABRSM sẽ trang bị cho học viên một kiến thức tổng hợp về rất nhiều thời kì âm nhạc chứ không chỉ là học thời kì cổ điển.


2. LCM

Rất nhiều học viên phân vân không biết nên học ABRSM hay LCM. Thật ra 2 giáo trình có cấu trúc rất gần với nhau. Nếu kỳ thi ABRSM được tổ chức bởi “Hiệp hội” thì LCM là kỳ thi được tổ chức bởi London College of Music trực thuộc University of West London (Đại học Tây Luân Đôn). Cấu trúc chung các bài thi, nội dung thi và thậm chí một số tác phẩm dự thi được chọn cũng giống nhau giữa 2 giáo trình này. Tuy vậy, vẫn có 2 điểm tương đối khác biệt giữa 2 giáo trình.


Giáo trình Piano LCM

  • Thi vấn đáp

Thứ nhất, bài thi thực hành của LCM có thêm một phần thi Vấn đáp sự hiểu biết về nhạc lý và xử lý tác phẩm thông qua dạng hỏi – đáp trực tiếp. Như vậy, một bài dự thi sẽ gồm có 5 phần (Biểu diễn tác phẩm, kỹ thuật, thị tấu, kỹ năng nghe, vấn đáp trực tiếp). Trong phần vấn đáp này, giám khảo có thể hỏi học viên bất kỳ điều gì có liên quan đến các tác phẩm dự thi, ví dụ như các vấn đề nhạc lý bên trong bài, hỏi về tác giả, tác phẩm, hỏi về cách xử lý tác phẩm, hỏi về cảm nhận riêng của học viên về từng tác phẩm. Thông qua đó, giám khảo có thể nắm rõ hơn về sự hiểu bài và cá tính âm nhạc của từng học viên.

  • Thang điểm

Thứ hai, không giống như ABRSM, bài thi LCM được cho điểm từ thang 0 – 100. Và đây là cách xếp loại của giáo trình này:

Điểm đạt được

Xếp loại

0 - 64

Not Pass (Chưa đạt)

65 - 74

Pass (Đạt)

75 - 84

Merit (Giỏi)

85 - 100

Distinction (Xuất sắc)

TỔNG KẾT

Vậy thì câu hỏi là ta nên chọn ABRSM hay LCM? Nếu như một số học viên cảm thấy “ưng” hơn với cụm từ “Hoàng Gia” (“Royal”) trong tên gọi của ABRSM thì một số học viên khác lại thích việc một giáo trình được đưa ra bởi một trường đại học (University of West London)của LCM hơn là bởi một “hiệp hội” (Associated Board) như trong trường hợp của ABRSM. Ngoài vấn đề đó ra, về mặt chất lượng chuyên môn, cả hai giáo trình đều tương đồng với nhau. Việc có thêm phần thi vấn đáp trong bài thi thực hành có thể sẽ khiến cho LCM trở thành một giáo trình toàn diện hơn đôi chút. Tuy vậy cũng không thể phủ nhận được sự bài bản và chuyên nghiệp mà giáo trình ABRSM đã xây dựng nên. Do vậy, việc quyết định chọn giáo trình nào vẫn là do bạn.

Nếu bạn còn phân vân chưa biết chọn giáo trình nào thì hãy để Lydia hỗ trợ bạn. Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí.


963 lượt xem

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page