POP
Nhạc pop (popular music) là sự kết hợp của nhiều thể loại và kỹ thuật khác nhau, từ những đoạn ngân vang đặc trưng của ballad cho đến những nhịp điệu rõ rệt của R&B. Do đó, điểm nổi bật nhất của nhạc pop, chính là nó luôn thay đổi khi mà các thể loại nhạc cấu thành nó thay đổi.
Vì là sự kết hợp của các thể loại thịnh hành đương đại, nhạc pop phù hợp với rất nhiều phong cách hát khác nhau. Tuy nhiên, nội dung cảm xúc và lời nhạc của thể loại nhạc này rất quan trọng, do đó phát âm của người hát phải chính xác. Cách mà ta truyền đạt câu chuyện của mình đến khán giả thông qua biểu đạt giọng hát, phát âm, biểu đạt gương mặt, trình diễn sân khấu và ngay cả các bước nhảy và các yếu tố phần nhìn khác là những trọng tâm chính của pop. Chính những điều này làm cho nhạc pop có tính dễ kết nối.
ROCK
Cũng như pop, rock tập trung vào nội dung cảm xúc và lời nhạc. Tuy nhiên, thể loại này giàu năng lượng hơn rất nhiều và là một trong các thể loại yêu cầu nhiều cảm xúc và thể chất nhất để trình diễn. Nếu bạn đã đến một buổi biểu diễn rock, bạn sẽ thấy hình ảnh những ca sĩ nhạc rock đầy tự tin và mạnh mẽ. Họ hát, nhảy, khuấy động đám đông không ngừng.
Nhạc rock thường được hát bằng một giọng hát khàn và mạnh. Sức mạnh của người hát rock đến từ cơ hoành như những phong cách hát khác, chứ không đến từ cổ họng. Giọng pha (mixed voice) cũng là một kỹ thuật thường được sử dụng trong nhạc rock. Vocal fry là một kỹ thuật khác mà bạn sẽ cần khi hát rock, đây là cách để đạt được sự âm thanh thô ráp gây nghiện của một giọng hát rock mà không gây tổn hại thanh quản.
NHẠC KỊCH
Nhạc kịch tập trung vào trình diễn hơn các thể loại nhạc khác. Trong thể loại này, bài hát là một phần tích hợp trong phân cảnh diễn, vì vậy ta cần phải suy nghĩ về việc biểu đạt bài hát thông qua diễn xuất hơn là chỉ hát.
Cũng như thể loại nhạc pop, nhạc kịch sử dụng chất liệu kết hợp từ nhiều thể loại khác nhau. Tuy nhiên vì đặc thù truyền đạt thông điệp bằng diễn xuất, nghệ sĩ trình diễn nhạc kịch cần đặc biệt trau dồi kỹ năng phát âm, trình diễn sân khấu - diễn xuất, và kỹ thuật bảo vệ giọng hát.
CỔ ĐIỂN
Ta thường nghĩ nhạc cổ điển là một trong thể loại nhạc khó hát và gò bó nhất, nhưng nếu bạn thật sự nghe nghệ sĩ hát cổ điển, bạn sẽ nhận thấy điều ngược lại. Kỹ thuật hát cổ điển yêu cầu người hát phải giải phóng cơ thể và cảm xúc hoàn toàn, hoàn toàn tập trung vào âm thanh mà họ tạo ra. Điều này khác với nhiều thể loại âm nhạc, do sự thiếu tương tác với khán giả đặc trưng của thể loại nhạc này. Truyền tải cảm xúc vẫn là một phần quan trọng của nhạc cổ điển, sự truyền đạt này được ẩn dưới lớp âm thanh phóng khoáng, vang vọng.
Vì vậy, ta có thể ví việc lắng nghe một nghệ sĩ hát opera với việc ngắm một tác phẩm mỹ thuật từ xa.
Nếu bạn đam mê nhạc cổ điển, hãy nhớ rằng ta phải trải nghiệm nó bằng thời gian. Việc giải phóng cơ thể để đạt được âm thanh đặc trưng của nhạc cổ điển cần sự khổ luyện, kiên nhẫn, và niềm tin mãnh liệt.
JAZZ
Jazz là một trong những thể loại âm nhạc khó hát vì chúng sử dụng các lý thuyết âm nhạc nâng cao. Nhạc Jazz đặc trưng bởi các hoà âm, nhịp điệu và cấu trúc bài hát không thông dụng cũng như sử dụng ứng tác nhiều. Vì vậy bạn cần đủ tự tin để thể hiện loại nhạc này.
Đây là thể loại tuyệt vời để giúp bạn phát triển bản thân ở phương diện một người làm nhạc và một ca sĩ. Thông qua Jazz, các bạn sẽ nâng cao được khả năng nắm bắt cao độ, hoà âm, tiết tấu và mở ra một thế giới âm nhạc mà bạn có thể chưa được thấy trong thể loại pop hay cổ điển.
Để thể hiện tốt nhạc Jazz, các bạn cần nắm vững lý thuyết âm nhạc và một nhạc cụ như piano hay guitar song song với học thanh nhạc. Bằng cách này, bạn sẽ có thể hiểu được nhạc lý của Jazz dễ dàng hơn vì ta có thể nhìn thấy và nghe thấy nó thông qua các nhạc cụ ngoài thanh nhạc.
R&B
R&B hay Rhythm and Blues, là một thể loại nhạc được phát triển ở Mỹ vào những năm 1940. R&B được tạo thành từ âm nhạc gospel, jazz, folk, và nhạc blues truyền thống. R&B hiện đại được đặc trưng âm thanh từ keyboard, synthesizer, và trống. Ranh giới của R&B hiện đại và hip hop hiện nay đang dần mờ đi do các điểm tương đồng về tiết tấu mạnh và các đoạn rap xen kẽ hát.
Để thể hiện tốt đặc trưng của R&B, ngoài việc nâng cao kỹ năng tiết tấu thì melisma (tạm dịch: luyến láy) cũng là một kỹ thuật cần hoàn thiện nếu bạn đang hướng đến dòng nhạc này.
HIP HOP
Hip hop là thể loại nhạc ra đời từ những năm 1970 tại thành phố New York, nó được khởi nguồn từ những DJ kết hợp các kỹ thuật và tư duy của dòng nhạc funk và soul. Kể từ lúc hình thành, hip hop đã sinh ra rất nhiều thể loại con như trap, grime, gangsta rap, rap rock và các thể loại con khác. Hip hop nói chung và các thể loại con của nó sẽ một số đặc trưng thường thấy như nhạc nền tiết tấu mạnh, các đoạn rap và các đoạn “break” – đoạn nhạc dài chỉ bao gồm các nhạc cụ bộ gõ.
Để thể hiện tốt thể loại nhạc hip hop, các kỹ năng về tiết tấu cần được quan tâm hơn hết. Ngoài ra, lý thuyết âm nhạc và kỹ năng sáng tác cũng là các kỹ năng bổ trợ tốt cho người thể hiện thể loại nhạc này.
Nguồn tham khảo
Cotter, C. (n.d.). Physical Development - Discipline and Skill. Guitar Lessons Jamestown. Retrieved June 18, 2022, from https://guitarlessonsjamestown.com/discipline-and-skill
Davies, C. (2020, January 24). 8 reasons why playing guitar is good for your mental health. MusicRadar. Retrieved June 18, 2022, from https://www.musicradar.com/news/8-reasons-why-playing-guitar-is-good-for-your-wellbeing
Joubert, S. (2021, July 5). Exploring 6 Popular Singing Styles | S & C. Singing. Retrieved June 25, 2022, from https://sandcsinging.com/exploring-6-popular-singing-styles/
MJP Guitar Tuition. (2021, July 28). 10 Benefits of Learning to Play the Guitar. MJP Guitar Tuition. Retrieved June 18, 2022, from https://www.mjpguitartuition.co.uk/free-guitar-lessons/benefits-of-learning-guitar
Comentários