Piano từ lâu đã đóng góp rất nhiều cho nền âm nhạc hiện đại cũng như cổ điển thế giới. nhiều năm gần đây, Piano đã trở nên vô cùng phổ biến và quen thuộc với chúng ta. Nhiều năm gần đây, mặc dù đã phổ biến và quen thuộc hơn với chúng ta, nhưng Piano là một loại nhạc cụ phức tạp vẫn còn ẩn chứa nhiều điều thú vị để bạn khám phá.
Hãy cùng Lydia tìm hiểu những sự thật ngay dưới đây nhé!
#1 Lịch sử ra đời của đàn Piano
Người phát minh ra cây đàn Piano là Bartolomeo Cristofori vào đầu những năm 1700 ở Ý. Piano từng có một cái tên tiếng Ý dài hơn là Pianoforte hoặc theo tên tiếng Ý là “gravicèmbalo col piano e forte”. Với ý nghĩa được đề cập tới tính năng của cây đàn là có thể phát ra cả âm thanh mạnh (forte) và nhẹ (piano).
#2 Đàn Piano cũng sẽ bị "lão hóa"
Chất lượng âm thanh của mỗi cây đàn piano sẽ bị “lão hoá” và cây đàn sẽ khấu hao theo thời gian, nó cũng giống như một chiếc xe đã qua sử dụng. Nhưng trên thực tế, đối với một số cây đàn đặc biệt đến từ những hãng cao cấp thì khi được bảo dưỡng và duy trì trong một điều kiện tốt thì có thể giá trị của cây đàn còn tăng cao hơn sau một thời gian dài.
#3 Cây đàn piano cũng cần được thích nghi với môi trường mới!
Sau khi được vận chuyển tới một chỗ mới, thì Piano cũng cần “ở một mình" khoảng 2 đến 3 ngày trước khi được điều chỉnh và sử dụng. Vì khi trong quá trình vận chuyển, Piano bị tiếp xúc với lượng không khí ẩm cao hoặc các va chạm làm ảnh hưởng tới các bộ phận của đàn.
#4 Piano thuộc họ nhạc cụ bộ gõ chứ không phải bộ dây như nhiều người lầm tưởng.
Mặc dù bên trong cây đàn có thể lên tới 230 dây nhưng Piano xếp vào bộ gõ, với bộ tự thân vang (chordophone) sử dụng các điểm dừng và đòn bẩy để kiểm soát động lực học và duy trì cao độ cùng với cơ chế gõ.
Hiện nay, Lydia vẫn đang mở các lớp dạy piano cá nhân và nhóm với những ưu đãi cực hấp dẫn dành cho mọi trình độ.
Nhanh tay nhắn tin cho Lydia để được tư vấn miễn phí và nhận ngay 30’ học miễn phí nhé!
Comments